Tại Việt Nam, đông trùng hạ thảo là tên gọi của 2 loài nấm Cordyceps sinensis (ĐTHT tự nhiên) và Cordyceps militaris (ĐTHT nuôi trồng hay còn gọi là nhộng trùng thảo).
Đông trùng hạ thảo tự nhiên là loài có đầy đủ rõ ràng phần thân của chân nấm, được xem là loài trùng thảo có nhiều giá trị quý hơn cả. Tuy vậy, do điều kiện phát triển trong tự nhiên vô cùng đặc biệt, cộng thêm nhu cầu cao nhưng số lượng hạn chế hiện nay đã khiến cho giá thành của loài trùng thảo này cao hơn rất nhiều.
Giống như hầu hết các loài Cordyceps khác, nấm Cordyceps militaris cũng là một loài nấm kí sinh trên côn trùng có giá trị dược liệu quý tương tự như nấm Cordyceps sinensis và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền trong nhiều năm qua. Khác với nấm Cordyceps sinensis với sản lượng rất ít và chỉ mọc trong tự nhiên, loài nấm Cordyceps militaris có thể được nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo.
Các phân tích hóa học cho thấy trong sinh khối ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin A, C, B2, B12... Quan trọng hơn là trong ĐTHT có nhiều hoạt chất sinh học có giá trị dược liệu thần kì, điển hình là cordycepin và adenosine.
Tác dụng của Đông trùng hạ thảo
(Theo sách “Đông trùng hạ thảo. Một dược liệu quý hỗ trợ điều trị các bệnh virus, ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường, suy giảm tình dục…và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới ở Việt Nam”, tác giả: VS.GS.TSKH. Đái Duy Ban và TS. Lưu Tham Mưu, NXB Y học, 2017)
Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của đông trùng hạ thảo:
- Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của cyclosporin.
- Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu.
- Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận.
- Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp.
- Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim.
- Giữ ổn định nhịp đập của tim.
- Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu.
- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu.
- Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.
- Tăng cường dịch tiết trong khí quản và dễ khạc đờm.
- Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Hạn chế bệnh tật của tuổi già.
- Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể.
- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể.
- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể.
- Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể.
- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh.
- Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu.
- Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.
- Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố.
- Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao.
- Kháng viêm và tiêu viêm.
- Có tác dụng cường dương, chống liệt dương…
Ø Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo:
- Không sử dụng đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú và đang trong thời kì hành kinh; người bị rối loạn chứng đông máu; người mới phẫu thuật xong hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật, trẻ em dưới 5 tuổi.
- Không khuyến khích sử dụng đông trùng hạ thảo với trẻ em dưới 12 tuổi khỏe mạnh, bình thường.
- Mặc dù có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh. Nhưng đông trùng hạ thảo là thực phẩm, không phải thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng cho bệnh nhân mới phục hồi hoặc trong quá trình điều trị bệnh.
Cảm ơn bạn đã đọc bài! Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn.
- CÁCH BẢO QUẢN ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (29.10.2021)
- Hướng dẫn cách dùng nấm Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong (04.04.2021)
- Tìm hiểu về công nghệ sấy thăng hoa đông trùng hạ thảo (16.10.2020)
- Adenosine và cordycepin trong Đông trùng hạ thảo (08.10.2020)
- Vì sao người cao tuổi nên sử dụng đông trùng hạ thảo? (08.10.2020)
- Đông trùng hạ thảo là gì? (29.09.2020)